Theo tiêu chuẩn của VN và Quốc tế
Giá tốt nhất từ nhà sản xuất!
Giao đúng tiến độ, bảo quản cẩn thận!

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Ngày 7/8, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp...
Tại văn bản số 1947/BXD-VP, Bộ Xây dựng khẳng định chưa...
Giá than Thế giới sau nhịp điều chỉnh lại tăng vọt khiến...
Tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2022 của...
Theo Công ty chứng khoán VnDirect, dự báo hoạt động xuất...

Lợi thế cạnh tranh lớn cho các nhà máy xi măng sở hữu mỏ đá vôi ở miền Nam

 
Bên cạnh đó, mặc dù nhiều nhà máy xi măng có cảng biển ở miền Bắc và miền Trung đều có đặt trạm nghiền và phân phối trong khu vực phía Nam, nhưng giá xi măng tại miền Nam luôn cao hơn khu vực miền Bắc khoảng 30%, chủ yếu do chi phí vận chuyển, lưu kho.
 
 


Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ xi măng tại khu vực phía Nam tăng lên đáng kể. Đây là một lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất phía Nam như Vicem Hà Tiên là một ví dụ. Trong khi các nhà máy phía Bắc trầy trật bán hàng và chuyển hướng xuất khẩu, các nhà máy phía Nam bán nội địa tốt và an nhàn hơn, mà vẫn thu lợi nhuận tốt.

Các chuyên gia cho rằng, về lâu dài khi hạ tầng giao thông được cải thiện hơn, các nhà máy phía Nam, với mỏ đá vôi trữ lượng tốt, nguyên liệu tro xỉ thuận lợi, sẽ là con gà đẻ trứng vàng cho các nhà đầu tư.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường hơn 60% trữ lượng đá vôi của Việt Nam phân bổ khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Ước tính tổng trữ lượng đá vôi của các khu vực này lên đến 4.1 tỷ tấn, tương đương 22% tổng trữ lượng đá vôi toàn quốc. Ngoài ra, các tỉnh phía Tây Bắc và Duyên hải miền Trung cũng có trữ lượng đá vôi lớn, ước tính chiếm hơn 20% tổng trữ lượng toàn quốc.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý không thuận lợi cũng như tình trạng dư cung xi măng nên trong tương lai các mỏ phía Tây Bắc sẽ không được mở mới, qua đó nguồn cung xi măng chính trong giai đoạn 2020 - 2025 vẫn tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và Kiên Giang trong phía Nam.

Cụ thể hơn, vùng Bình Phước và Kiên Giang có trữ lượng lớn nhất khu vực miền Nam, ước tính đạt 2 tỷ tấn, tương đương 10.7% tổng trữ lượng toàn quốc. Trong khu vực phía Nam, Xi măng Hà Tiên 1 là Công ty đang sở hữu mỏ đá vôi từ Kiên Giang và Bình Phước.

Tuy nhiên, theo mục tiêu trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, lĩnh vực xi măng, tại khu vực phía Nam các dây chuyền đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.

Ngược lại, khu vực phía Bắc với mật độ nhà máy dày đặc, các mỏ nguyên liệu dần cạn kiệt, cộng với sự kiểm soát chặt hơn về khai thác tài nguyên, các lợi thế vốn có sẽ giảm dần.
Nguồn: ximang.vn